Skip to main content
Category

DỰ ÁN

Scientific Officer Recruitment

By DỰ ÁN, TIN TỨC, Trang chủ No Comments
Scientific Officer

Position: Scientific Officer
Office Locations: Hanoi and Cuc Phuong, Vietnam
Deadline: 31st of August 2023

ABOUT THREE MONKEYS WILDLIFE CONSERVANCY:

Three Monkeys Wildlife Conservancy is an NGO headquartered in Belgium, holding an operational permit to carry out conservation projects in Vietnam. Through dedicated on-the-ground efforts, we collaborate closely with local communities, government bodies, and stakeholders to safeguard endangered species and their natural habitats. Our commitment to conservation is upheld through rigorous in-situ conservation, scientific research, environmental education, and empowering stakeholders. We strive to create a sustainable future that places value on and safeguards Vietnam’s natural heritage, recognizing that our efforts extend to the preservation of our shared planet as a whole.

JOB DESCRIPTION:

We are currently seeking a dedicated and passionate Scientific Officer to join our team at Three Monkeys Wildlife Conservancy. In this role, you will be responsible for implementing biodiversity and threat monitoring using innovative survey technologies. Your primary focus will be on establishing community-based patrolling units through the integration of SMART (Spatial Monitoring and Reporting Tool). Your responsibilities will involve conducting surveys, collecting, analyzing data and reporting on wildlife populations, training community members in patrolling and surveying techniques, and coordinating patrolling activities. While the primary focus of these surveys will be on key priority fauna such as primates, it may include survey of other vertebrate taxa. Your contributions will extend to grant writing, fundraising efforts, collaborations, workshops and project administration. This presents an exceptional opportunity to make a meaningful impact on wildlife conservation, empower local communities, and actively contribute to the preservation of Vietnam’s exceptional biodiversity. As a Scientific Officer, your role will also be pivotal in supporting our mission and driving meaningful conservation efforts.

QUALIFICATIONS:

  • Vietnamese national
  • Bachelor’s or Master’s degree in zoology, conservation biology, environmental science, wildlife management, forestry, or a related field
  • Recent graduates or early career professionals are encouraged to apply
  • Ability and willingness to conduct intensive fieldwork in remote and challenging environments
  • Proven interest and/or experience in wildlife conservation
  • Understanding of research methodologies for biodiversity surveys, basic statistical concepts, and database management skills
  • Technical familiarity with relevant software for data gathering, analysis, and reporting, with an openness to learn
  • Experience with SMART technology is an advantage for this application.
  • Strong English communication skills (written and verbal) are highly desirable
  • Excellent teamwork and interpersonal skills, coupled with strong critical thinking abilities


CONTRACT DURATION:

The position provides a 12-month full-time contract, which includes a probationary period. There is a possibility of extension, based on performance and the availability of funding

APPLICATION PROCESS:

Interested candidates are invited to submit a cover letter, CV, and relevant supporting documents to [email protected] by the deadline of August 31st, 2023. In the cover letter, please express your interest in the position and outline how your qualifications align with the responsibilities and requirements stated in this job description.

Tái thả Voọc mông trắng tại Tràng An

By DỰ ÁN, Trang chủ, Voọc mông trắng

DỰ ÁN TÁI THẢ VOỌC MÔNG TRẮNG TẠI DI SẢN THẾ GIỚI UNESCO TRÀNG AN, NINH BÌNH

Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là một loài linh trưởng đặc hữu chỉ có thể tìm thấy tại phía Bắc của Việt Nam. Loài này được xếp loại Cực kỳ nguy cấp với tổng số lượng cá thể được ước tính còn tồn tại ngoài tự nhiên là 275. Quần thể Voọc mông trắng lớn nhất hiện đang sinh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long thuộc tỉnh Ninh Bình, và quần thể lớn thứ hai được tìm thấy tại khu vực lân cận ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Quần thể duy nhất được đánh giá là có khả năng tự duy trì và phát triển là ở Khu bảo tồn Vân Long, tuy nhiên số lượng voọc ở đây chỉ có dưới 200 cá thể. Để bảo tồn loài này, một quần thể mới cần được thiết lập tại một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt.

Vậy đâu sẽ là địa điểm lý tưởng để thiết lập một quần thể mới có khả năng sinh sôi cho loài Voọc mông trắng cực kỳ nguy cấp này?

Để xác định địa điểm tốt nhất cho việc hình thành quần thể mới, chúng tôi cần cân nhắc những tiêu chí bắt buộc như là có sẵn sinh cảnh sống núi đá vôi tự nhiên hay không, mức độ bảo vệ có đủ cao hay không. Quần thể Danh thắng Tràng An đã được lựa chọn là địa điểm tốt nhất cho loài Voọc mông trắng. Tràng An sở hữu một hệ thống lớn các núi đá vôi, thung lũng, vách đá và hang động cung cấp sinh cảnh sống lý tưởng cho voọc. Ngoài ra, loài Voọc mông trắng đã được quan sát thấy tại khu vực Tràng An cho đến tận cuối những năm 1900. Quần thể Danh thắng Tràng An cũng được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO vào năm 2014, từ đó nhà nước cũng tăng cường các nỗ lực bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã tại đây. Các nỗ lực bao gồm việc tập huấn và phân công các cán bộ kiểm lâm để đảm bảo rằng các cá thể voọc có cơ hội tốt nhất với tương lai sáng.

Vào tháng 8 năm 2020, tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy chúng tôi đã hợp tác với các đơn vị khác bao gồm Ban quản lý Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, tổ chức Four Paws, và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) để tái thả ba cá thể Voọc mông trắng được sinh trong môi trường nuôi nhốt tại Đảo Ngọc, Tràng An. Chúng tôi đã thi công một chiếc lồng để gọi voọc về theo dõi sức khỏe hàng ngày, và phân công một nhóm cán bộ bảo vệ đàn voọc.

Quá trình tiến hành theo dõi hàng tuần đã chỉ ra rằng đàn voọc đã thích nghi tốt với môi trường tự nhiên và thậm chí còn có những dấu hiệu tích cực về việc gia tăng quần thể, hiện này tổng số cá thể đã tăng lên sáu bao gồm ba cá thể, một đực hai cái được chuyển dời từ Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC), và ba cá thể con được sinh ra trên đảo. Cá thể đầu tiên là một bạn voọc cái tên là Hope (Hy Vọng) được sinh ra vào ngày 24/10/2021, chỉ một năm sau khi bố mẹ Hope được tái thả. Vào ngày 22 tháng 8 năm sau, cá thể voọc cái còn lại đã sinh ra đứa con trai đầu tiên tên Khoai Lang bởi đây là món ăn yêu thích của chú voọc này. Và mới chỉ ba tháng trước thôi, vào ngày 26/03/2023, mẹ của Hope đã sinh ra một cậu voọc con kháu khỉnh và chúng tôi gọi cậu là Cam bởi màu sắc khi còn nhỏ của cậu. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc khi được chứng kiến những cá thể voọc con gia nhập thêm vào gia đình voọc mỗi năm!

Dự án tái thả này hướng tới việc hình thành một tiểu quần thể Voọc mông trắng mới được bảo vệ nghiêm ngặt, từ đó cải thiện mức độ bảo tồn của loài và tăng khả năng sống sót dài hạn cho loài. Sự tồn tại của gia đình voọc cũng thu hút sự chú ý của du khách khi đi ngang qua đảo, đó cũng là một cơ hội nâng cao nhận thức và giáo dục cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn loài. Dự án này được hỗ trợ bởi các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ, các tổ chức đối tác, các nhà sinh vật học, các cán bộ kiểm lâm cùng những đơn vị, cá nhân khác. Chúng tôi rất mong dự án sẽ tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai gần.

Hội nghị Linh trưởng Châu Á lần thứ 8 [2022]

By DỰ ÁN, TIN TỨC, Trang chủ

CHUYÊN GIA LINH TRƯỞNG QUỐC TẾ HỘI NGỘ

TẠI HỘI NGHỊ LINH TRƯỞNG CHÂU Á LẦN THỨ 8 Ở VIỆT NAM.

Nối tiếp sự thành công của 7 Hội nghị Linh trưởng Châu Á trước đó, Việt Nam là quốc gia tiếp theo đăng cai tổ chức Hội nghị Linh trưởng Châu Á lần thứ 8 (the 8th Asian Primate Symposium). Sở hữu một hệ sinh thái đa dạng với 24 loài và 2 phân loài linh trưởng, Việt Nam là một lựa chọn lý tưởng để các nhà khoa học hội tụ và thảo luận về nghiên cứu của họ trong thời gian qua. Hội nghị lần này được tổ chức bởi Three Monkeys Wildlife Conservancy và được hợp tác cùng với Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, cũng vì lẽ đó, Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là nơi được lựa chọn để hội nghị diễn ra.

Hội nghị kéo dài trong vòng 4 ngày, từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 11 năm 2022. Hội nghị có sự tham gia của hơn 150 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, và chuyên gia linh trưởng đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới và từ 91 tổ chức khác nhau.

Hội nghị khởi đầu bằng một lời chào đón nồng hậu của ban tổ chức đối với người tham gia trong không khí ấm cúng, vui vẻ của một bữa tiệc tối chào mừng. Sáng hôm sau, ngày 14/11, lễ khai mạc của hội nghị chính thức được diễn ra với sự tham dự của các cấp chính quyền, các nhà khoa học lỗi lạc trong ngành, các nhà báo, và toàn bộ đại biểu của chương trình.

Trong hai ngày 14 và 16, xuyên suốt đó là 62 phần tham luận và trình bày của các đại biểu về những nghiên cứu mới, họ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong công tác bảo tồn linh trưởng tại quốc gia bản địa. Các phần thuyết trình được chia thành các chủ đề: 1) Tương tác và xung đột giữa Người và Động vật, 2) Di truyền học và Bảo tồn, 3) Bảo tồn, 4) Bảo tồn và Hành vi, 5) Bảo tồn các loài vượn, 6) Phương pháp khảo sát bằng máy bay điều khiển từ xa, và 7) Tập tính học.

Ngoài việc thuyết trình, các đại biểu cũng có thể chia sẻ kiến thức và giới thiệu nghiên cứu của họ bằng việc sử dụng áp phích. Các phần thảo luận xuyên suốt hội nghị đã được diễn ra vô cùng sôi nổi bất kể là trong khung giờ chính, hay trong giờ nghỉ, thậm chí là cả giờ ăn tối.

Vào ngày 15/11, đại biểu của chương trình đã có một chuyến đi Ninh Bình tới Vườn Quốc Gia Cúc Phương và được tham quan các trung tâm cứu hộ tại đây. Chuyến đi đã có rất nhiều niềm vui và sự phấn khởi khi các chuyên gia có thể hiểu thêm về công tác bảo tồn các loài khác ở Việt Nam chứ không chỉ riêng linh trưởng.

Hội nghị cũng rất hân hạnh khi có được sự tham gia của hai họa sĩ vẽ động vật hoang dã vô cùng tài năng là chú Đào Văn Hoàng và anh Nguyễn Tiến Dũng trong suốt thời gian tổ chức. Song song với triển lãm tranh của các họa sĩ, ban tổ chức cũng mở một triển lãm ảnh để giới thiệu về 24 loài linh trưởng của Việt Nam.

Chúng tôi tin rằng hội nghị đã tạo ra một môi trường tuyệt vời để các nhà khoa học và các bên liên quan trao đổi kiến thức, từ đó có những đóng góp toàn diện hơn cho ngành bảo tồn của nước nhà cũng như khu vực. Hội nghị cũng tăng cường thêm các cơ hội kết nối, từ đó thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân và các tổ chức trong tương lai.

Chúng tôi hy vọng rằng kết quả đạt được từ hội nghị sẽ có sức ảnh hưởng vượt xa khuôn khổ thời gian sự kiện diễn ra, đặc biệt trong việc đóng góp nâng cao năng lực cho người tham gia, và tăng cường kết nối trong cộng đồng liên ngành giữa các nhà linh trưởng học và các bên liên quan đến bảo tồn linh trưởng ở châu Á.

Nếu không có sự hỗ trợ hết sức thịnh tình từ các nhà tài trợ và các bên liên quan, Hội nghị Linh trưởng Châu Á lần thứ 8 sẽ không thể thành công đến như vậy. Chúng tôi xin được chân thành cảm ơn các đơn vị tài trợ: WWF Việt Nam, tổ chức Re:Wild, Hội động vật học Frankfurt (Frankfurt Zoological Society), Hiệp hội Các nhà linh trưởng học Mỹ (American Society of Primatologists), Vườn thú Leipzig; cùng với sự đóng góp của toàn bộ đại biểu tham gia chương trình, và sự hỗ trợ hết mình của các tình nguyện viên.

Hẹn gặp lại tại Hội nghị Linh trưởng Châu Á lần thứ 9!

Hội thảo Quốc tế về Chăm sóc, Sức khỏe, và Bảo tồn Vượn lần thứ 3 [2022]

By DỰ ÁN, TIN TỨC, Trang chủ

MỘT TRẢI NGHIỆM HÀI LÒNG VÀ KHÓ QUÊN ĐỐI VỚI

CÁC CHUYÊN GIA VỀ VƯỢN TRÊN THẾ GIỚI

Hội thảo Quốc tế về Chăm sóc, Sức khỏe, và Bảo tồn Vượn lần thứ 3 (the 3rd International Husbandary, Health and Conservation Gibbon Conference) đã diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng 11 năm 2022 tại Việt Nam. Hội thảo là sự kiện diễn ra ngay sau Hội nghị Linh trưởng Châu Á lần thứ 8 được tổ chức tại Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam từ ngày 13 đến 16 cùng tháng. Hội thảo được tổ chức bởi Three Monkeys Wildlife Conservancy với sự đóng góp của Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, và được điều phối bởi Nhóm chuyên gia Linh trưởng của IUCN – Chương trình về các loài Vượn Nhỏ (IUCN/SSC Primate Specialist Group – Section on Small Apes). Có tổng cộng 40 đại biểu đến từ 12 quốc gia đã cùng đến tham gia để tập trung thảo luận về công tác bảo tồn vượn.

Trong suốt hai ngày đầu của hội thảo, các chuyên gia đã có các phần thuyết trình cá nhân và các phiên workshop thảo luận theo nhóm để đạt được những kết quả chung. Các phần thuyết trình tập trung vào những sáng kiến liên quan đến bảo tồn, sức khỏe và chăm sóc động vật, trong đó bao gồm nghiên cứu định danh loài, mua bán phi pháp, dự trù kinh phí cho các hoạt động, và quy trình quản lí loài. Các giải pháp về sức khỏe và chăm sóc động vật tiếp tục được nâng cao dựa trên những ý kiến về phòng ngừa bệnh tật, các kĩ thuật quản lý, và nhận thức. Các phiên workshop với các phần thảo luận nhóm đã đưa ra được những hành động cụ thể cho người tham gia triển khai. Những hành động này tập trung vào việc bảo vệ môi trường sống, phương pháp tiếp cận One Plan, và sự hợp tác liên tổ chức.

Vào ngày cuối cùng của hội thảo, ngày 19/11, các chuyên gia cũng đã có một ngày để tới tham quan Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Ninh Bình để tìm hiểu về công tác bảo tồn và cứu hộ của Việt Nam tại các trung tâm cứu hộ trong vườn. Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu đã tới Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long để được nhìn ngắm khu vực mà quần thể voọc mông trắng lớn nhất Việt Nam sinh sống. Đó quả là một buổi chiều may mắn khi cả đoàn đã được chiêm ngưỡng khoảng 20 cá thể voọc ở nhiều độ tuổi di chuyển và sinh hoạt trên những vách núi đá vôi, sinh cảnh sống tự nhiên của loài. Đây quả là một chuyến đi đầy mãn nguyện đối với các chuyên gia và là một cái kết tuyệt vời cho chuyến thăm ngắn ngày của họ tới Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của IUCN để hội thảo được diễn ra thành công tốt đẹp. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những người đóng góp quan trọng nhất cho hội thảo, đó chính là những chuyên gia đã tham gia tham luận và đóng góp xuyên suốt hội thảo. Hội thảo cũng sẽ không thể thành công như vậy nếu thiếu sự tham gia của các tình nguyện viên. Hẹn gặp lại mọi người tại Hội thảo Quốc tế về Vượn lần thứ 4.

Đọc thêm:

Thư tin của IUCN (IUCN Newsletter) về sự kiện này

Chuyên đề Linh trưởng học Việt Nam

By DỰ ÁN, Trang chủ, Uncategorized @vi

CHUYÊN ĐỀ LINH TRƯỞNG HỌC VIỆT NAM

Three Monkeys Wildlife Conservancy tự hào là đơn vị quản lý Chuyên đề Linh trưởng học Việt Nam từ năm 2021, dưới sự hỗ trợ của Viện German Primate Center.

Từ khi hình thành vào năm 2007, Chuyên đề Linh trưởng học Việt Nam đã đóng một vai trò không thể thay thế trong việc phổ biến và lan rộng những nghiên cứu khoa học về linh trưởng tại Việt Nam. Chuyên đề thảo luận về những chủ đề nghiên cứu đa dạng có liên quan đến linh trưởng bao gồm sinh học, các mối đe dọa, giáo dục, luật pháp, việc thực thi pháp luật, và bảo tồn. Thành viên Hội Đồng Biên Tập của chuyên đề chủ yếu là các nhà khoa học và các nhà bảo tồn. Tầm quan trọng mang tính khoa học của chuyên đề đã vượt ra xa khỏi biên giới Việt Nam, và được ghi nhận trong danh sách các tài liệu được đánh giá cao thuộc bộ tài liệu về linh trưởng học của Nhóm Chuyên gia Linh trưởng IUCN (IUCN Primate Specialist Group). Bên cạnh được xuất bản dưới hình thức bản in giấy, bộ chuyên đề cũng được đăng tải bản mềm và có thể truy cập trên trang web của chúng tôi cũng như trên trang của Nhóm Chuyên gia Linh trưởng IUCN (IUCN Primate Specialist Group).

THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP
Tilo Nadler – Three Monkeys Wildlife Conservancy, Việt Nam
ĐỒNG BIÊN TẬP
Hà Thăng Long – Hội Động vật học Frankfurt, Việt Nam
Văn Ngọc Thịnh – WWF, Việt Nam
Christian Roos – Viện German Primate Centre, Đức
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Hoàng Minh Đức – Viện Sinh thái học Miền Nam, Việt Nam
Lê Khắc Quyết – Cố vấn Bảo tồn, Việt Nam
Nguyễn Hải Hà – Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
Nguyễn Xuân Đặng – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Việt Nam
Herbert H. Covert – Đại học Colorado, Mỹ
Ulrike Streicher – Cố vấn Bảo tồn, Mỹ
Govinda Lienart – Three Monkeys Wildlife Conservancy, Bỉ
Larry Ulibarri – Đại học Oregon, Mỹ
Catherine Workman – National Geographic, Mỹ

Wildlife on the Move

By DỰ ÁN, TIN TỨC, Trang chủ

Wildlife on the MOVE

Xã hội đang ngày một phát triển, và chúng ta cũng đang dần mất kết nối với thế giới tự nhiên. Điều này khiến mọi người dần không còn quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã hay môi trường sống của chúng nữa. Đây là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt với một nước đang trên đà phát triển nhanh như Việt Nam nhưng lại là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học còn sót lại trên trái đất. Với dự án ‘Wildlife On The Move’ ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang thế giới hoang dã tới gần hơn với mọi người thông qua các hoạt động sáng tạo, thân thiện, vui vẻ, và có tính tương tác cao.

Dự án ‘Wildlife on the Move’ sẽ tổ chức những sự kiện giống hình thức sự kiện di động, dễ dàng sắp đặt và tháo lắp trong cùng một ngày. Điều này giúp chúng tôi dễ dàng di chuyển và tiếp cận tới nhiều khu vực có địa hình phức tạp hơn, cũng như tiếp xúc được với nhiều cộng đồng địa phương hơn. Các cộng đồng chúng tôi hướng tới gồm có trường học, trường đại học, phòng triển lãm, quán cafe, lễ hội, doanh nghiệp, và cả những cộng đồng địa phương ở vùng xa mà gần với các quần thể đang bị đe dọa và cần mau chóng được bảo vệ.

Chúng tôi tin rằng những ‘hạt giống’ được gieo ở những cộng đồng khác nhau về tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa từ cá nhân tới cá nhân, tới các dự án địa phương, tới các mạng lưới và những người ủng hộ, và cuối cùng dẫn tới những hành động thực sự kiến tạo nên sự thay đổi.

Primates on the Move

Dự án ‘Wildlife On The Move‘ được ra đời từ ý tưởng ban đầu là muốn mang hình ảnh và kiến thức về các loài linh trưởng Việt Nam tới gần hơn với người dân thông qua một triển lãm ảnh về linh trưởng. Ở Việt Nam có tổng cộng 24 loài linh trưởng tuyệt vời sống trong các cánh rừng tự nhiên, và một vài trong số chúng được coi là một trong những loài linh trưởng đẹp nhất, ấn tượng nhất trên thế giới. Không may thay, do thiếu sự quan tâm đến việc bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng, phần lớn các loài linh trưởng đã đứng trên bờ vực tuyệt chủng chỉ trong vài thập kỉ. Một số loài thậm chí chỉ còn sót lại khoảng 60 cá thể ngoài tự nhiên.

Nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài linh trưởng Việt Nam nói riêng, và động vật hoang dã nói chung đã khiến chúng tôi làm triển lãm ‘Primates of Vietnam: Living on the Edge’ (Linh trưởng Việt Nam: Sống trên Bờ vực).

Sự thành công của triển lãm này đã thúc đẩy chúng tôi bắt đầu làm những triển lãm khác quanh địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có các phòng triển lãm, một vài lễ hội, trường học, và trường Đại học ở đây. Một số hoạt động bên lề của triển lãm như các phần trò chơi, giải thích, hoạt động vẽ tranh… cũng giúp thu hút và khiến mọi người tham gia nhiều hơn. Trong quá trình tổ chức, chúng tôi rất biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức sau đây: Global Conservation Force, Wildhand, và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (Endangered Primate Rescue Center).

Rhinos on the Move

Triển lãm về linh trưởng đã thu hút được một lượng đông đảo người tham gia, từ đó khích lệ chúng tôi mở rộng thêm những triển lãm khác, cũng như làm thêm tài liệu giáo dục cho các nhóm đối tượng khác nhau về các loài động vật đang bị đe dọa, trong đó có tê giác. Cụm từ tê giác trong tiếng Anh (rhinoceros) có nghĩa là ‘mũi sừng’ (nose horn). Cái tên của loài liên kết trực tiếp với chiếc sừng oai vệ được mọc ra từ mũi của tê giác. Nhưng, chính chiếc sừng đó cũng mang lời nguyền cho loài động vật này và khiến chúng đứng trước bờ vực tuyệt chủng.

Sừng tê giác rất được ưa chuộng bởi những người thuộc tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam, họ coi đây là một biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Tầm quan trọng của văn hóa này được củng cố bởi một niềm tin sai lệch về lợi ích mà sừng tê giác mang lại cho sức khỏe dưới hình thức của thuốc đông y. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất trên thế giới. Việc tiêu thụ sừng tê giác không chỉ dẫn tới một thảm họa sinh thái khi các quần thể tê giác trên thế giới dần biến mất, mà còn dẫn tới những cuộc chiến chết người giữa thợ săn và các cán bộ kiểm lâm đấu tranh trong tuyệt vọng để bảo vệ những loài động vật yếu đuối này.

Tại Việt Nam, cá thể tê giác cuối cùng còn sót lại ngoài tự nhiên đã bị bắn chết vào năm 2010 bởi thợ săn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác. Với hy vọng rằng câu chuyện buồn tương tự sẽ không lặp lại ở một nơi khác trên thế giới, với những quần thể tê giác khác, chúng tôi đã quyết định phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự khác (Wilderness Foundation Africa, Wildhand) để cùng tổ chức triển lãm ảnh: ‘BORN WITH HORNS’.

Wildwarriors

Khi đã có thêm những kinh nghiệm tổ chức sự kiện với các hoạt động có tính giáo dục về động vật hoang dã, chúng tôi bắt đầu mở rộng ra ngoài địa bàn Hà Nội, đặc biệt tới những trường học ở gần các điểm nóng mà động vật hoang dã đang bị đe dọa. Một trong những trường chúng tôi đã tới là một trường tiểu học gần Vườn quốc gia Ba Vì. Dự án ‘Wildlife on the Move’ tại các trường học là một phương pháp khá tiết kiệm để biến các bạn học sinh thành các WILDWARRIORS (Chiến binh hoang dã), và hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã ở chính nước mình.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc thường xuyên tới tổ chức hoạt động cho cùng một nhóm học sinh để củng cố nhận thức của các bạn về môi trường, và từ từ giới thiệu thêm thông tin về sự đa dạng sinh học tuyệt vời của Việt Nam. Vì các Chiến binh hoang dã của chúng tôi đã rất ham học hỏi nên chúng tôi quyết định thưởng cho các bạn nhỏ một chuyến đi tham quan tại các trung tâm cứu hộ ở Vườn quốc gia Cúc Phương, ở đó các Chiến binh được gặp rất nhiều loài động vật nguy cấp ngoài đời thực.